Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Oct 2016)

Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh hóa, năng suất và phẩm chất của giống bí xanh

  • Võ Minh Thứ

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2016.110
Journal volume & issue
no. CĐ Nông nghiệp

Abstract

Read online

Để sản xuất bí xanh an toàn chúng ta cần hạn chế sử dụng phân hóa học và tăng cường sử dụng phân hữu cơ, đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh. Phân hữu cơ vi sinh góp phần cải tạo đất, làm tăng sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu, giúp cho cây trồng hấp thụ tốt hơn. Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiến hành bón phân hữu cơ vi sinh cho giống bí xanh trồng trên nền đất cát pha với mức 5, 10, 15 tấn/ha. Đất thí nghiệm được tiến hành phân tích trước và sau khi trồng, bao gồm độ pH, hàm lượng chất hữu cơ tổng số, lân, nitơ, kali dễ tiêu. Các chỉ tiêu hóa sinh như hàm lượng diệp lục được xác định bằng máy quang phổ, nitơ tổng số theo phương pháp Kjeldahl, protein theo Biure, đường khử theo Bectrand, vitamin C chuẩn độ bằng iot. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc bón phân hữu cơ vi sinh cho giống bí xanh trồng trên nền đất cát pha ở Nhơn Tân, An Nhơn, Bình Định, với mức 10, 15 tấn/ha đều có ảnh hưởng tốt đến một số chỉ tiêu hóa sinh, năng suất và phẩm chất, chẳng hạn như hàm lượng diệp lục, nitơ tổng số, tro trong lá đều tăng lên. Hàm lượng chất khô trong quả bí (tăng 0,46% - 1,03%), hàm lượng vitamin C (tăng 5,15% - 8,69%), protein (tăng 0,74% - 1,38%), đường tổng số (tăng 0,22% - 1,54%) và canxi (tăng 0,13% ). Bón phân hữu cơ vi sinh với mức 10 tấn/ha đã làm tăng năng suất bí xanh từ 31,71% đến 35,67% và lợi nhuận tăng 20,820 triệu so với đối chứng. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khuyến cáo người trồng bí sử dụng phân hữu cơ vi sinh tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, đồng thời cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nước bí đao.

Keywords