Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt (Feb 2021)

HÀNH VI THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH XÃ HỘI TOÀN DÂN: MỘT KHẢO SÁT CẮT NGANG

  • Phung Tran Tu,
  • Vu Dinh Phi Le,
  • Thanh Hoa Diep

DOI
https://doi.org/10.37569/DalatUniversity.12.1.736(2022)

Abstract

Read online

Trong giai đoạn cả thế giới cùng chung tay hợp sức đẩy lùi sự lây lan của COVID-19, nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh chưa từng có đã và đang được thực hiện khắp nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Người dân nước ta đang phản ứng như thế nào đối với mối đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của họ? Để trả lời câu hỏi này, bài nghiên cứu của chúng tôi mong muốn tìm hiểu hành vi thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh của người dân Việt Nam, và đặc biệt là đi sâu hơn về các nhân tố có thể tác động đến vấn đề này. Thông qua 1798 mẫu khảo sát trực tuyến được thu thập trong ba ngày cuối cùng của giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội trên phạm vi toàn quốc vào giữa tháng 4, kết quả nghiên cứu cho thấy, ba yếu tố ảnh hưởng đến hành vi phòng chống dịch bệnh của người dân bao gồm: giới tính, kiến thức cơ bản về COVID-19 và biện pháp phòng ngừa, và thái độ đối với các chính sách của Nhà nước về phòng chống dịch. Chúng tôi còn phát hiện rằng: Nam giới thực hiện phòng chống dịch bệnh kém hơn nữ giới; Người tích lũy kiến thức về COVID-19 càng nhiều thì việc thực hiện phòng chống dịch bệnh của họ chưa chắc càng tốt. Để có thể đưa ra biện pháp tốt nhất cho việc kiểm soát COVID-19 ở nước ta, chúng tôi kiến nghị nên có thêm nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng hành vi phòng ngừa dịch bệnh của người dân, nhằm cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho chính quyền, các nhà hoạch định chính sách y tế công cộng và nhân viên y tế.

Keywords