Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Feb 2020)

Ảnh hưởng của dịch trích methanol từ tám giống lúa (Oryza sativa L.) OM lên cỏ lồng vực nước (Echinochloa crus-galli L.) và cải xoong (Lepidium sativum)

  • Nguyễn Thị Thùy Trang,
  • Lê Văn Vàng,
  • Hồ Lệ Thi,
  • Nguyễn Thị Cẩm Tú

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2020.014
Journal volume & issue
Vol. 56, no. 1

Abstract

Read online

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định khả năng đối kháng thực vật của tám giống lúa (Oryza sativa L.) OM (2395, 3536, 4498, 5451, 5930, 6976, 7347 và N406) bằng cách sử dụng dịch trích methanol (MeOH) từ lá thân và rễ trong giai đoạn 60 ngày sau khi sạ của từng giống lúa lên cỏ lồng vực nước (Echinochloa crus-galli L.) và cải xoong (Lepidium sativum) ở các nồng độ khác nhau lần lượt là 0,01; 0,03; 0,1; 0,3; 0,5 và 1,0 g/mL. Chiều dài thân và rễ của cỏ lồng vực nước và cải xoong được ghi nhận sau 48 giờ ủ tối ở 250C. Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch trích từ thân, lá, rễ của giống lúa OM 5930 có khả năng ức chế sự sinh trưởng và phát triển của cỏ lồng vực nước và cải xoong cao hơn dịch trích của các giống lúa còn lại. Giống OM 5930 ở nồng độ dịch trích 0,3 g/mLức chế 100% chiều dài thân và rễ của cải xoong trong khi các giống lúa OM còn lại chỉ đạt tỉ lệ ức chế từ 76,14 đến 91,97%. Đối với cỏ lồng vực nước, giống OM 5930 gây ức chế trên 50% chiều dài thân (57,39%) và rễ (66,93%) ở nồng độ dịch trích là 0,3 g/mL; 98,77% và 99,39% chiều dài thân và rễ ở nồng độ 1,0 g/mL. Kết quả này cho thấy, giống lúa OM 5930 có thể được ưu tiên sử dụng trong quá trình nghiên cứu tính đối kháng cỏ dại hoặc trong chương trình lai tạo giống lúa kháng cỏ dại nhằm tiến tới một nền nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường.

Keywords