Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2012)
SỰ KHÁC BIỆT VỀ VÙNG MIỀN TRONG VIỆC SỬ DỤNG CHIẾN LƯỢC HỌC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN ANH VĂN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Abstract
Chiến thuật học ngoại ngữ được đánh giá có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao tính năng động và tính tự quản trong tiến trình học của người học tiếng Anh (Oxford, 1990). Nhằm đáp ứng yêu cầu của chính sách nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh của người Việt Nam trong thế kỉ 21, việc áp dụng các chiến lược học ngoại ngữ vào các lớp ngoại ngữ ở môi trường Đại học sẽ giúp người học trở nên năng động và biết quản lý việc học của bản thân. Sau quá trình tìm kiếm tỉ mỉ trên mạng Internet và ở Trung Tâm Học Liệu trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam về mối tương quan giữa các nền tảng cá nhân (xét về kiến thức, tiến trình giáo dục ? đào tạo, kinh nghiệm học tập) và hành vi học tập, nhóm tác giả rút ra kết luận rằng có ít nghiên cứu về lĩnh vực trên; do đó, bài nghiên cứu này nhằm điều tra sự khác nhau về vùng miền trong việc sử dụng chiến lược học ngoại ngữ của 409 người học có trình độ tiếng Anh tiền trung cấp của đại học Cần Thơ, đến từ 20 vùng miền khác nhau của Việt Nam. Bảng đánh giá các chiến lược học ngoại ngữ?(Strategy Inventory for Language Learning - SILL) gồm 50 câu hỏi (Oxford, 1990) đã được sử dụng để kiểm tra mức độ sử dụng chiến thuật học ngoại ngữ của các sinh viên tham gia vào nghiên cứu. Dựa trên những kết quả nghiên cứu tìm được, những đề xuất về giáo dục sẽ được nêu lên để giúp cải thiện việc dạy và học tiếng Anh ở trường Đại học Cần Thơ trong thời gian sắp tới.