Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Feb 2022)

Đánh giá chất lượng nước và thải lượng từ ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng

  • Ngô Thụy Diễm Trang,
  • Trần Đình Duy,
  • Trịnh Phước Toàn,
  • Nguyễn Hải Thanh,
  • Nguyễn Thạch San,
  • Trần Sỹ Nam

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2022.024
Journal volume & issue
Vol. 58, no. 1

Abstract

Read online

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định môi trường nước ao nuôi và thải lượng từ ao tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh với mật độ nuôi khác nhau ở tỉnh Sóc Trăng. Các ao nuôi có độ sâu trung bình 1,4 m và diện tích mặt nước 3.100-4.700 m2. Nhóm ao nuôi mật độ thấp là 80-90 con/m2 và nhóm ao nuôi mật độ cao là 130-140 con/m2. Mẫu nước được thu và đánh giá từ đầu vụ đến cuối vụ nuôi với tần suất 2 tuần/1 lần. Chất lượng nước trong các đợt thu mẫu được người nuôi duy trì ở ngưỡng thích hợp cho tôm thẻ chân trắng sinh trưởng và nằm trong quy định của QCVN 02-19:2014/BNNPTNT, ngoại trừ pH và độ kiềm trong ao nuôi mật độ cao. Tuy nhiên, để sản xuất 1 tấn tôm cần có 6.644-8.289 m3 nước thải, 27,9-29,9 m3 nước xi phông, 145-179 kg COD, 12,5-16,3 kg P và 57,6-77,5 kg TKN thải vào môi trường qua quá trình thay nước và xi phông. Vì vậy, việc quản lý và xử lý nước thay ra và nước xi phông từ các ao nuôi tôm thâm canh là rất cần thiết để giảm thiểu lượng chất thải đưa vào môi trường xung quanh khu vực nuôi.

Keywords