Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Nov 2014)

PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ BỐNG TƯỢNG (OXYELEOTRIS MARMORATUS) TRONG AO Ở TỈNH CÀ MAU

  • Lê Quốc Việt,
  • Trần Ngọc Hải,
  • Nguyễn Anh Tuấn

Journal volume & issue
no. 34

Abstract

Read online

Khảo sát này được thực hiện trên 30 hộ nuôi ở các xã thuộc thành Phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau được thực hiện từ tháng 3 - 5/2013. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá một số yếu tố kỹ thuật và tài chính của mô hình để làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nuôi cá bống tượng trong ao đất ở Cà Mau nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Tổng số 30 nông hộ nuôi cá bống tượng ở thành phố Cà Mau đã được phỏng vấn từ tháng 3 đến tháng 5/2012. Kết quả cho thấy diện tích trung bình của các ao nuôi là 1.002 m2/hộ (biến động từ 108 - 4.000 m2). Mật độ nuôi dao động từ 0,8 - 2,0 con/m2 và cá giống có khối lượng 83 - 250 g/con. Trung bình sau 9 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ 0,7 kg/con và tỉ lệ sống 72,1%. Năng suất trung bình đạt 69,1 kg/100 m2 và hệ số thức ăn là 6,9±2,1. Tính trên diện tích nuôi 100 m2, mô hình nuôi cá bống tượng có tổng chi phí bình quân là 9.801.597 đồng/vụ, lợi nhuận trung bình 18.225.263 đồng/vụ với tỷ suất lợi nhuận đạt cao(2,0). Nhìn chung, mô hình nuôi này lợi nhuận khá cao, do đó có thể nhân rộng ở Cà Mau nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Keywords