Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2010)
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHẪU DIỆN CỦA ĐẤT PHÈN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Abstract
Đất phèn chiếm 1,6 triệu ha, hoặc chiếm trên 40% diện tích của đất Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với bốn vùng sinh thái: Đồng Tháp Mười (ĐTM), Tứ Giác Long Xuyên (TGLX), Bán Đảo Cà Mau (BĐCM) và Trũng Sông Hậu (TSH). Bảy mươi chín phẫu diện đất được thu thập từ các vùng đất phèn ở ĐBSCL cho việc nghiên cứu hình thái đất. Độ dày tầng A của ĐTM, TGLX và BĐCM (20,1; 20,4 và 26,5 cm, theo thứ tự) thì nhỏ hơn TSH (33,4 cm). Độ sâu xuất hiện trung bình của tầng sulfuric đất phèn ĐBSCL là trong khoảng 46,8-57,8 cm. Độ sâu xuất hiện vật liệu sinh phèn của TSH là cạn nhất (89 cm). Chỉ thị màu nền RF cho đất phèn ĐBSCL biến đổi từ 0,14 đến 7,83. Tuy nhiên, chỉ số màu nền của ĐTM, TSH là cao nhất bởi vì sự oxy hoá cao trong tầng B của các nhóm đất phèn này.