Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Oct 2017)
Hình thái và tính chất lý, hóa học đất phèn vùng Đồng Tháp Mười
Abstract
Để sử dụng đất phèn hợp lý cần dựa vào các kết quả khảo sát về nguồn gốc, phân bố, phân loại, mô hình canh tác và đặc tính lý hóa của đất phèn. Đề tài được thực hiện nhằm mô tả hình thái, khảo sát đặc tính lý hóa học trên một số địa điểm đất phèn điển hình ở vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM). Mẫu đất được thu theo tầng phát sinh để xác định các chỉ tiêu lý, hóa đất. Đất phèn ở Thạnh Hóa – Long An thuộc loại phèn hoạt động nặng (Epi-Orthi-Thionic Fluvisols), phẫu diện đất có xuất hiện các đốm Jarosite màu vàng rơm (2.5Y8/6), độ sâu xuất hiện 75 cm. Phẫu diện đất phèn Tân Thạnh – Long An và Tân Lập – Tiền Giang thuộc loại phèn hoạt động nhẹ (Endo – Orthi-Thionic Gleysols và Fluvisols) phẫu diện đất có tầng chứa vật liệu sinh phèn Crp xuất hiện ở độ sâu >80 cm cách lớp đất mặt. Vùng ĐTM có đê ngăn lũ vào mùa mưa, mô hình canh tác ở Tân Thạnh chủ yếu là lúa 3 vụ/năm, hai vị trí còn lại ở Bến Kè và Tân Lập chuyên canh màu (khoai mỡ và khóm). Tất cả 3 phẫu diện đất phèn tại vùng ĐTM đều có giá trị pH tầng mặt thấp (2,9-4,2). Độc chất nhôm, sắt trong đất từ trung bình đến cao, các cation trao đổi Na+, K+, Ca2+ và Mg2+ thấp. Trong quá trình canh tác cần lưu ý bón thêm cho đất phân hữu cơ hoặc phân có tính kiềm giúp trung hòa, giảm độ chua và cải tạo độ phì cho đất.
Keywords