Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Apr 2022)

Khảo sát đặc điểm hình thái, giải phẫu và hoạt tính kháng khuẩn của cúc tần (Pluchea indica (L.) Less.) và nam sài hồ (Pluchea pteropoda Helms.)

  • Phùng Thị Hằng,
  • Nguyễn Ngọc Phương Thảo,
  • Nguyễn Nguyền Trân,
  • Phan Thành Đạt,
  • Nguyễn Phúc Đảm,
  • Đỗ Tấn Khang,
  • Nguyễn Đức Độ,
  • Nguyễn Trọng Hồng Phúc

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2022.043
Journal volume & issue
Vol. 58, no. 2

Abstract

Read online

Cúc tần (Pluchea indica) và nam sài hồ (Pluchea pteropoda) là hai loài cùng chi. Các nghiên cứu về P. indica cho thấy đây là nguồn dược liệu quý. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, P. pteropoda mọc phổ biến khu vực ngập mặn, thường bị nhầm lẫn với P. indica. Nghiên cứu này thực hiện để phân biệt và so sánh tiềm năng dược liệu của P. indica (thu tại khu vực nước ngọt) và P. pteropoda (thu tại khu vực nước mặn) thông qua khảo sát các đặc điểm hình thái, cấu trúc giải phẫu và hoạt tính kháng khuẩn. Trình tự DNA ở vùng ITS của hai loài được xác định để phân loại di truyền. Các đặc điểm hình thái lá được mô tả và so sánh. Mẫu thân và lá được cắt mỏng và nhuộm kép để quan sát cấu trúc giải phẫu. Khả năng kháng khuẩn được đánh giá bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch với hai loại cao chiết (nước và ethanol) trên 6 dòng vi khuẩn phổ biến. Kết quả cho thấy vùng trình tự ITS của hai loài chỉ khác nhau ở vị trí 76 trong tổng số 468 nucleotide được so sánh. Có thể phân biệt hai loài thông qua hình thái và kích thước của lá. Cấu trúc giải phẫu của P. pteropoda cho thấy sự thích nghi với môi trường ngập mặn. Cao chiết nước của P. indica có khả năng kháng khuẩn tốt nhất. Cao chiết nước hoặc cao chiết ethanol của P. pteropoda cũng kháng tốt một số dòng vi khuẩn nghiên cứu.

Keywords