Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jun 2014)

Sự di truyền tính thơm Ở đậu nành

  • Nguyễn Lộc Hiền,
  • Huỳnh Kỳ,
  • Tadashi Yoshihashi

Journal volume & issue
no. 31

Abstract

Read online

Đậu nành thơm là một nhóm đậu nành rau đặc biệt tạo ra mùi thơm ngọt chủ yếu do hợp chất bay hơi 2-Acetyl-1-Pyrroline (2AP). Các nghiên cứu gần đây tìm thấy sự tổng hợp hợp chất thơm 2-AP ở đậu nành rau được kiểm soát bởi một alen lặn của gen GmAMADH2. Cặp mồi KAORI-Normal và KAORI-Chamame được thiết kế dựa trên gen thơm của giống đậu nành thơm Chamame đã được sử dụng trong việc nhận diện và thanh lọc tính thơm ở đậu nành. Trong nghiên cứu này, 3 giống đậu nành rau thơm, 2 giống đậu nành rau không thơm và 4 giống đậu nành thường đã được sử dụng để thực hiện 8 tổ hợp lai để phân tích sự di truyền tính thơm ở đậu nành. Quần thể phân ly F2 với 355 cá thể qua phương pháp SNPs đã chứng tỏ tính thơm do một gen đơn lặn kiểm soát với biểu hiện đồng trội. Kết quả này khẳng định việc sử dụng chỉ thị phân tử DNA bằng cặp mồi KAORI-Normal/KAORI-Chamame trong chương trình chọn giống phân tử MAS (marker-assisted selection) đối với đậu nành thơm có hiệu quả cao. Điều này có ý nghĩa thiết thực trong việc đa dạng hóa nguồn thực phẩm từ đậu nành và góp phần nâng cao giá trị sản phẩm từ đậu nành.

Keywords