Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Oct 2019)
Kiến thức bản địa: Hiện trạng, ứng dụng trong sản xuất và đời sống ở tỉnh An Giang
Abstract
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu hiện trạng và mức độ tin cậy ứng dụng kiến thức bản địa thích nghi với lũ lụt trong sản xuất và đời sống của nông dân ở tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy hiệu quả sử dụng kiến thức bản địa trong việc giảm tính dễ bị tổn thương của nông dân vùng lũ lụt. Kết quả nghiên cứu đã tổng hợp được 39 kiến thức bản địa và khả năng thích ứng với lũ lụt, dự báo thời tiết trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân địa phương ở địa bàn nghiên cứu. Trong đó, 31/39 kiến thức bản địa vẫn còn giá trị được người dân sử dụng dự báo thời tiết và thích ứng với lũ lụt trong sản xuất nông nghiệp và đời sống. Tuy nhiên, những kiến thức này chưa được ghi chép cụ thể và lưu trữ phù hợp để truyền lại cho các hệ sau và chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng. Bên cạnh đó, cũng có 8/39 kiến thức bản địa của người dân không còn phù hợp và đã sai lệch so với hiện nay cần nên xem xét trong điều kiện hiện tại do tác động của con người và biến đổi khí hậu. Nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa vẫn có giá trị trong thích ứng với lũ trong sản xuất nông nghiệp và đời sống trong điều kiện thay đổi của biến đổi khí hậu.
Keywords