Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jun 2016)

Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục trái cà xanh mỡ, Leucinodes orbonalis Guenée (Lepidoptera: crambidae)

  • Phạm Kim Sơn,
  • Lâm Thị Xuân Mai,
  • Thạch Anh Thảo,
  • Lê Văn Vàng

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2016.036
Journal volume & issue
no. 43

Abstract

Read online

Cà xanh mỡ được trồng phổ biến khắp nơi ở nước ta, là một trong những loại rau ăn quả có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin giúp cho sự duy trì và phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, cây cà phổi thường bị mất năng suất chủ yếu là do sâu đục trái, Leucinodes orbonalis Guenée (Lepidoptera: Crambidae) là loài gây hại nghiêm trọng nhất. Do đó, đặc điểm hình thái và sinh học, sự sinh sản và tuổi thọ của thành trùng loài gây hại này đã được khảo sát trong phòng thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ 29,9oC và ẩm độ 59,8%, làm cơ sở hữu ích cho việc xây dựng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp ổn định. Kết quả khảo sát đặc điểm của sâu đục trái cà phổi cho thấy các giai đoạn phát triển gồm trứng là 5,1±0,30 ngày, ấu trùng có 5 tuổi với thời gian phát triển là 12,9±1,08 ngày, thời kỳ nhộng là 9,33±1,0 ngày, tuổi thọ của thành trùng đực là 5,03±1,47 ngày và thành trùng cái là 5,66±1,6 ngày. Các số liệu sinh học cho thấy loài sâu hại này có thể hoàn thành vòng đời trong một tháng (29,73±2,14 ngày). Sau khi vũ hoá 1-3 ngày thành trùng có thể bắt cặp và đẻ trứng, khả năng sinh sản của bướm cái là 206,7 trứng trong 3,9 ngày với tỷ lệ nở là 56,19%.

Keywords