Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Nov 2014)

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHITOSAN ĐỂ ỨC CHẾ NẤM COLLETOTRICHUM GLOEOSPORIOIDES PHÂN LẬP TỪ XOÀI CÁT HÒA LỘC BỊ BỆNH THÁN THƯ

  • Lê Nguyễn Đoan Duy,
  • Nguyễn Công Hà,
  • LAN LUONG TO,
  • TUYEN NGUYEN THI KIM

Journal volume & issue
no. CĐ Nông nghiệp

Abstract

Read online

Nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát khả năng của chitosan trong việc ức chế nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư trên xoài cát Hòa Lộc ở những điều kiện khác nhau. Thông qua nội dung nghiên cứu, một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển của nấm như điều kiện pH, nồng độ chitosan đã được khảo sát. Qua quá trình tiến hành phân lập nấm C. gloeosporioides đã quan sát được đặc điểm hình thái học, bào tử, khả năng phát triển và thời gian gây bệnh của nấm. Kết quả giải trình tự chuỗi gen 28S rRNA và so sánh trên ngân hàng gen bằng phần mềm BLAST cho thấy chủng nấm phân lập là C. gloeosporioides với mức độ tương đồng là 99. Từ các kết quả thí nghiệm tiến hành ức chế nấm mốc trên môi trường PDA, đối với môi trường ức chế PDA đặc thì nấm C. gloeosporioides bị ức chế tốt nhất ở pH là 5 và nồng độ chitosan 1%. Dựa vào kết quả in vitro, nghiên cứu tiến hành gây nhiễm nấm nhân tạo trên trái và khả năng ức chế của chitosan với nấm C. gloeosporioides. Kết quả cho thấy là chitosan có khả năng ức chế nấm trên trái đã gây nhiễm nhân tạo.

Keywords