Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Aug 2022)

Ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt đến hàm lượng polyphenol, flavonoid, vitamin C, acid gallic và khả năng chống oxy hóa của dịch ép nước dâu Hạ Châu (Baccaurea ramiflora Lour.)

  • Nguyễn Hồng Xuân,
  • Đỗ Thị Tuyết Nhung,
  • Đoàn Thị Kiều Tiên,
  • Trần Chí Linh,
  • Phạm Chí Đúng,
  • Nguyễn Thị Mỹ Dung,
  • Lê Thị Phương Anh,
  • Huỳnh Thị Thanh Ngân,
  • Nguyễn Thị Ngọc Diễm,
  • Hứa Lan Duy,
  • Trần Như Kính,
  • Chiêu Phước Nhi,
  • Lê Thị Kim Xuyến,
  • Nguyễn Thị Bảo Xuyên,
  • Nguyễn Công Hà

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2022.118
Journal volume & issue
Vol. 58, no. CĐ Khoa học tự nhiên

Abstract

Read online

Quá trình xử lý nhiệt được áp dụng trong nghiên cứu dịch ép làm từ trái dâu Hạ Châu. Các chỉ tiêu chất lượng và phương pháp kiểm trong các công đoạn xử lý nhiệt là polyphenol tổng số (thuốc thử Folin-Ciocalteu), flavonoid tổng số (tạo phức AlCl3), vitamin C và acid gallic (sắc ký lỏng cao áp HPLC) và khả năng chống oxy hóa (DPPH) thể hiện qua hoạt tính kháng oxy hóa (giá trị EC50 mg/mL). Kết quả nghiên cứu đã chọn được điều kiện chần, đun sơ bộ và chế độ thanh trùng được chọn lần lượt là 90oC-90 giây, 85oC-2 phút, 90oC-1,5 phút ứng với chất lượng của dịch ép dâu theo thứ tự các chỉ tiêu quan sát là 244,57 mgGAE/L, 193,47 mgQE/L, 115,97 mg/L, 17,62 mg/L và 383,95 mg/mL (EC50). Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho quy trình chế biến nước giải khát làm từ trái dâu góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ dâu.

Keywords