Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jun 2022)

Tác động của xâm nhập và thiên tai lên các mô hình canh tác nông - lâm nghiệp vùng U Minh Hạ

  • Lê Văn Dũ,
  • Trương Hoàng Đan,
  • Lê Anh Tuấn,
  • Võ Quốc Thành,
  • Trần Mai Hùng

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2022.089
Journal volume & issue
Vol. 58, no. 3

Abstract

Read online

Những năm gần đây, sự thay đổi xâm nhập mặn diễn ra ngày càng khó đoán ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm lập bản đồ và đánh giá tác động của xâm nhập mặn và đề xuất giải pháp thích ứng hiệu quả canh tác lâm – nông nghiệp. Độ mặn được đo ở 136 điểm kết hợp với phỏng vấn, đánh giá nhanh (PRA) 120 hộ dân về hiện trạng canh tác, lịch thời vụ, tác động XNM và rủi ro thiên tai của các mô hình canh tác 2 vụ lúa, tôm - lúa, tràm và keo lai tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau trong 3 năm (2018 – 2020). Kết quả nghiên cứu cho thấy XNM và các rủi ro thiên tai xảy ra năm 2020 nghiêm trọng hơn năm 2018 và 2019. Giống lúa ngắn ngày, chịu mặn và chịu phèn; lịch trình gieo sạ vụ hè thu trễ hơn 1 tháng để thích ứng với XMN được áp dụng ở mô hình lúa 2 vụ. Người dân nuôi tôm sú để thích ứng với môi trường có nồng độ mặn cao, tôm thẻ ở độ mặn thấp, bỏ vụ lúa khi XNM xảy ra nghiêm trọng ở mô hình tôm - lúa. Trong khi đó, tràm và keo lai được trồng vào cuối mùa mưa để đảm bảo đất trồng được rửa phèn, mặn và đủ độ ẩm nhằm tăng tỉ lệ sống cây con.

Keywords