Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2011)

TƯƠNG QUAN GIỮA SỰ HẤP THU CỦA CÂY VÀ BỐN PHƯƠNG PHÁP TRÍCH K, CA, MG VÀ MN HỮU DỤNG TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI CỦA MẪU ĐẤT PHÙ SA TRỒNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

  • Huỳnh Trí Cường,
  • Trần Kim Tính

Journal volume & issue
no. 19a

Abstract

Read online

Sáu loại đất mặt trồng lúa được lấy từ các đất có độ phì khác nhau ở các tỉnh ở ĐBSCL, để trích lượng K, Ca, Mg và Mn hữu dụng bằng các dung dịch trích: CaCl2, DTPA, Mehlich II và Mehlich III. Cũng với mẫu đất này được cho vào chậu để tiến hành trồng trồng lúa. Thí nghiệm chỉ bón phân đạm và phân lân. Bốn mươi ngày sau khi sạ toàn bộ mẫu lúa được thu hoạch và phân tích lượng cây hấp thu. Trong vụ ĐX, lượng kali cây hút và lượng trích được có R2 > 0.8 cho các phương pháp trích CaCl2, và Mehlich II; Mehlich III có R2=0,9, không có tương quan được tìm thấy đối với DTPA (R2=0.02). Sang vụ HT, R2 cao nhất lên tới 0.96 (Mehlich III), kế đến là Mehlich II có R2 = 0.93 và CaCl2 là 0.88 và đối với phương pháp DTPA có R2=0,05. Đối với Ca vụ ĐX, Mehlich III có R2 là 0.43 tốt hơn Mehlich II có R2 = 0.28, nhưng ở vụ HT thì hai phương pháp có R2 cao hơn vụ ĐX (R2=0,5). Đối với Mg, vụ ĐX, R2 cao nhất là phương pháp Mehlich II (R2 = 0.55), tiếp theo là CaCl2 (R2 = 0.54), Mehlich III (R2 = 0.36) và thấp nhất là DTPA (R2 = 0.14), vụ HT R2 gia tăng so với vụ ĐX, Mehlich II có R2 là 0.87, CaCl2 là 0.82, Mehlich III là 0.77 và thấp nhất là DTPA (R2 = 0.51). Mn trong vụ ĐX cũng cho thấy phương pháp Mehlich III có R2 = 0.59, kế đến là Mehlich II (R2 = 0.58), CaCl2 (R2 = 0.31) và thấp nhất là DTPA (R2 = 0.04), vụ HT Mehlich III có tương quan cao nhất (R2 = 0.89), tiếp đến là Mehlich II (R2 = 0.85), DTPA (R2 = 0.29), còn phương pháp CaCl2 thì không thấy tương quan (R2 = 0.07). Phương pháp Mihlich III là phương pháp có triển vọng để trích đa nguyên tố hữu dụng trong đất.

Keywords