SPAFA Journal (Jun 2019)

From Ha Long Bay to Trang An Landscape Complex: Issues on Tourism Management at World Heritage Sites, Vietnam | Quản lý du lịch tại Di sản Thế giới của Việt Nam: Từ Vịnh Hạ Long đến Quần thể Danh thắng Tràng An

  • Cuc Thu Tran

DOI
https://doi.org/10.26721/spafajournal.v3i0.607
Journal volume & issue
Vol. 3

Abstract

Read online

This paper discusses the issues related to tourism management at two attractive World Heritage sites in Vietnam, namely Ha Long Bay and the Trang An Landscape Complex in the viewpoint of economy and social aspects. In general, both sites are well-managed by local authorities with a strong commitment to preserving its outstanding universal values. However, there are several issues in governance, crowd management and tourism impact that affect local residents which need to be improved by the following recommendations. Firstly, reforming governance model to privatization or transferring operation authority to the private firm and strengthening public-private partnership with strong compliance to the laws and regulations are recommended. The type of investment should be widened to a less detrimental impact on the heritage site, such as technology infrastructure, heritage-based performance, generating creative content in heritage and so on. Secondly, in terms of crowd management, it is necessary for local authorities to implement appropriate assessments, increase ticket prices and develop new tourist attractions in order to disperse overcrowded areas and enhance tourists’ experience rather than massive tourism development. Thirdly, local authorities need to pay more attention to guarantee the social and economic benefits to the vulnerable local community so that their lives are not disrupted by visitors, simultaneously promoting interactive activities between local residents and visitors for cross-culture understanding through community-based tourism and creating sustainable high-paid jobs. Báo cáo so sánh hiện trạng quản lý du lịch tại hai di sản của Việt Nam được công nhận là Di sản Thế giới, Vịnh Hạ Long và Quần thể Danh thắng Tràng An, theo góc độ hiệu quả kinh tế và tác động xã hội. Hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long và Quần thể Danh thắng Tràng An được quản lý chặt chẽ với cam kết của cơ quan quản lý trong việc bảo vệ giá trị toàn cầu nổi bật của di sản. Tuy nhiên, hiện trạng quản lý vẫn còn tồn tại một số vấn đề về cơ chế, xử lý tình trạng quá tải do đám đông và tác động của du lịch đến cộng đồng sống trong di sản. Bài viết cũng đưa ra các kiến nghị nhằm góp phần cải thiện hiện trạng quản lý du lịch tại các điểm Di sản Thế giới. Thứ nhất, cần đổi mới cơ chế của cơ quan quản lý theo mô hình tư nhân hoá hoặc chuyển giao quyền khai thác kinh doanh du lịch cho công ty tư nhân, đồng thời tăng cường hợp tác công – tư với cam kết tuân thủ theo luật lệ và quy tắc; cần mở rộng lĩnh vực đầu tư theo hướng hạn chế tác động gây hại trực tiếp đến di sản như xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, sản phẩm sáng tạo, tổ chức trình diễn trên bối cảnh của di sản, v.v. Thứ hai, về biện pháp xử lý tình trạng quá tải do đám đông, cơ quan chức năng cần tiến hành nghiên cứu đánh giá thích hợp sức chứa của di sản, tăng mức giá vé và khai thác hoạt động thu hút du lịch mới để phân tán khách du lịch tập trung tại một số điểm nhất định, tăng chất lượng trải nghiệm cho du khách, tránh phát triển du lịch đại trà. Thứ ba, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc đảm bảo lợi ích kinh tế và xã hội cho nhóm cư dân địa phương yếu thế, để tránh tình trạng cuộc sống của người dân bị hoạt động du lịch xâm hại, đồng thời tăng cường hoạt động tương tác giữa người dân địa phương với khách du lịch, nhằm thúc đẩy sự hiểu biết giao thoa văn hoá thông qua hình thức du lịch cộng đồng và tạo thêm nhiều việc làm thu nhập cao cho người dân địa phương.

Keywords