Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Aug 2024)

Những dẫn liệu đầu tiên về đa dạng thành phần loài và phân bố của rết (Chilopoda) trong hang Sơn Đoòng, tỉnh Quảng Bình

  • Lê Xuân Sơn,
  • Nguyễn Đức Hùng,
  • Nguyễn Đức Anh,
  • Trần Thị Thanh Bịn

DOI
https://doi.org/10.22144/ctujos.2024.392
Journal volume & issue
Vol. 60, no. 4

Abstract

Read online

Hang Sơn Đoòng là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới, có chiều dài gần 9.000m, chiều cao 100 m và chiều rộng 80-100 m duy trì gần suốt chiều dài của hang. Với kích thước lớn, hàm chứa nhiều đặc điểm địa chất thú vị, trong đó đáng chú ý là hai hố sụt lớn và sâu, ánh sáng có thể rọi xuống đủ để phát triển cả khu rừng nhiệt đới dưới đáy hang; từ đó hình thành nên hệ sinh thái đa dạng với giá trị đặc biệt về tự nhiên, trong đó có đa dạng sinh học. Kết quả điều tra thực địa vào tháng 5/2022 về khu hệ rết hang Sơn Đoòng đã ghi nhận được 5 loài thuộc 4 họ, 4 bộ. Trong đó, 2 loài mới chỉ xác định đến giống là Lithobius sp. và Mecistocephalus sp.. Đây cũng là hai loài chiếm ưu thế hơn về số lượng cá thể. Bên cạnh đó, các loài có phân bố rộng ở Việt Nam gồm: Scolopendra subspinipes, Otostigmus scaber và Thereuopoda longicornis.

Keywords