Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2020)

Ảnh hưởng của bã cà phê tươi lên sinh trưởng, năng suất lúa, đặc tính hóa và sinh học đất phèn (Thionic Fluvisols) từ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trong điều kiện nhà lưới

  • Châu Thị Anh Thy,
  • Nguyễn Khởi Nghĩa

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2020.076
Journal volume & issue
Vol. 56, no. CĐ Khoa học đất

Abstract

Read online

Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của bã cà phê (BCP) tươi lên sinh trưởng và năng suất lúa, đặc tính hóa và sinh học đất trong điều kiện nhà lưới. Lúa được trồng trên đất phèn thu thập từ Phụng Hiệp, Hậu Giang với 4 lặp lại và 8 nghiệm thức gồm đối chứng (không bón phân), BCP 0,5%, 1%, 2%, 3%, 4% và 5% (w/w) kết hợp 50% phân hóa học và phân hóa học (100N-60P2O5-30K2O). Các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, pH, EC và mật số vi sinh vật đất được thu thập. Kết quả đánh giá ở vụ 2 sau khi BCP được bón 1 lần duy nhất trong đầu vụ 1 cho thấy mặc dù các nghiệm thức bón BCP 1%, 4% và 5% kết hợp 50% phân khuyến cáo có sinh trưởng và năng suất lúa thấp hơn so với nghiệm thức bón phân hóa học, nhưng giúp gia tăng mật số vi khuẩn, nấm, vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân trong đất. Trong đó, nghiệm thức bón 1% BCP có trọng lượng hạt chắc/chậu cao hơn các nghiệm thức bón BCP còn lại. Như vậy, việc bón BCP tươi 1% (w/w) kết hợp 50% lượng phân hóa học giúp kích thích sinh trưởng và tăng năng suất lúa, đồng thời giúp cải thiện đặc tính sinh học đất phèn và có thể sử dụng như một loại phân hữu cơ sạch cho sản xuất nông nghiệp bền vững.

Keywords