Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Oct 2019)
Ảnh hưởng thời gian khô và ngập đến khả năng phóng thích độ chua và hàm lượng Fe2+, Al3+, SO42- trong đất phèn hoạt động
Abstract
Nghiên cứu nhằm: (i) khảo sát hình thái phẫu diện đất, (ii) đánh giá sự thay đổi của một số tính chất hóa học và độc chất khi để đất khô ở các thời gian khác nhau trên đất phèn. Khảo sát hình thái phẫu diện đất được thực hiện vào tháng 5/2015 tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Thí nghiệm thẩm kế được thực hiện từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 2 năm 2016 tại Bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu về hình thái của phẫu diện trên biểu loại đất phèn hoạt động nặng, với tên phân loại là Orthi Thionic Fluvisols cho thấy tầng phèn hoạt động với tầng chẩn đoán sulfuric xuất hiện ở độ sâu 25 – 110cm, tầng chứa vật liệu pyrite (FeS2) xuất hiện ở độ sâu >110 cm. Qua kết quả các nghiệm thức thẩm kế (lysimeter) sự thay đổi một số đặt tính hóa học đất. Hàm lượng SO42- giữa các nghiệm thức có sự biến động bất thường rất khó đánh giá. Sự biến động theo chiều hướng tăng rất rõ về hàm lượng độc chất Al3+, Fe2+ ở các tầng Bgj1, Bgj2 và Crp trong điều kiện để đất khô trong thời gian 1, 2 và 3 tháng so với nghiệm thức để ngập nước liên tục. Trong điều kiện các nghiệm thức để khô, đất tầng Crp có hàm lượng SO42-, Al3+, Fe2+ tăng cao hơn rất nhiều so với các tẩng Bgj1 và Bgj2.
Keywords