Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Nov 2014)

HIỆN TRẠNG CANH TÁC BƯỞI, TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC TRÁI CITRIPESTIS SAGITTIFERELLA (LEPIDOPTERA: PYRALIDAE) TẠI HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG

  • Vũ Bá Quan,
  • Lâm Hồng Vũ,
  • Triệu Văn Quý

Journal volume & issue
no. CĐ Nông nghiệp

Abstract

Read online

Đề tài được tiến hành từ tháng 3- 5 năm 2013 tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng bằng cách phỏng vấn trực tiếp 90 nông dân (có diện tích vườn bưởi tối thiểu là 2000 m2) với các câu hỏi được soạn sẵn về kỹ thuật canh tác, sự hiểu biết và cách phòng trừ sâu đục trái cây có múi (Citripestis sagittiferella). Kết quả cho thấy mật độ trồng biến động từ 500 đến 1.000 cây/ha. Khoảng 63% số vườn bưởi được trồng xen. Cây bưởi được bón phân 3-6 lần/năm. Công việc tỉa cành và bồi bùn được thực hiện trung bình 1 lần/năm. Đa số nhà vườn cho trái ra quanh năm. Các vườn bưởi Năm Roi bị sâu đục trái gây hại nặng hơn so với các vườn bưởi Da Xanh. Tất cả nhà vườn đều nhận diện được ấu trùng (sâu); trong khi chỉ có 50% nhận ra trứng sâu đục trái. Phần lớn nhà vườn (95,56%) cho rằng sâu đục trái gây hại nặng trong mùa nắng. Tất cả nhà vườn đều áp dụng biện pháp hóa học để trừ loài sâu mới này bằng cách phun thuốc trừ sâu định kỳ 2-4 lần/tháng. Các loại thuốc trừ sâu phổ biến được sử dụng gồm Cypermethrin (31,63% trường hợp); Alpha ? cypermethrin (20%); Abamectin (13,49%); Fipronil (8,84%); bột tỏi(3,26%) và dầu khoáng (1,86%).

Keywords