Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Dec 2015)
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SỎI NHẸ KERAMZIT TỪ ĐẤT SÉT LÀM GIÁ THỂ TRỒNG RAU MÀU, CÂY KIỂNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Abstract
Đất sét là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản khá dồi dào và phân bố khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được người dân, các công ty sử dụng làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, chậu kiểng và các thủ công mỹ nghệ khác. Sản xuất sỏi nhẹ Keramzit được thực hiện với phương pháp nung phồng nhanh khoáng sét kaolinite (nhiệt độ khoảng 1000 – 12000C) có phối trộn chất độn than đá hoặc trấu xay ở 3 mức tỷ lệ (30%,50% và 70% chất độn). Kết quả xây dựng được quy trình sản xuất ra sỏi nhẹ Keramzit; sản phẩm sỏi nhẹ; trồng đánh giá nhanh trên cây bắp (15 ngày) chọn ra được sỏi có tỷ lệ phối trộn chất độn 50% là hiệu quả cao nhất; sử dụng 100% sỏi nhẹ loại (50% là chất độn) làm giá thể trồng thử nghiệm trên cây rau muống trong vòng 25 ngày cho năng suất cao như trồng trên 100% đất hữu cơ. Kết quả bố trí trồng thử nghiệm trên 5 loài cây kiểng (Cây Cau Tiểu Trâm,Cây Phát Tài, Cây Lưỡi Hổ, Cây Ngọc Ngân, Cây Da Nhật) với 100% sỏi nhẹ loại (50% là chất độn) làm giá thể quan sát sau 60 ngày cho thấy các cây sinh trưởng và phát triển tốt trên giá thể sỏi nhẹ Keramzit. Do đó, có thể sử dụng đất sét tại ĐBSCL để sản xuất sỏi nhẹ phục vụ cho việc trồng rau màu, hoa kiểng làm tăng vẽ mỹ quan và môi trường sống xanh, sạch và đẹp.