Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Oct 2022)
Đánh giá hiệu quả của các mô hình canh tác chính trên vùng ngập lũ - Trường hợp nghiên cứu tại huyện Tháp Mười
Abstract
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của các mô hình canh tác chính trên vùng ngập lũ hiện có tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp nhằm làm cơ sở tham khảo cho các quyết định chính sách phát triển nông nghiệp bền vững trước các thách thức của biến đổi khí hậu. Khảo sát đa dạng sinh học nhóm thủy sản và thực vật bậc cao kết hợp với phỏng vấn sâu 105 hộ dân đã được thực hiện trên 04 mô hình khác nhau tại xã Mỹ Hòa. Kết quả cho thấy mô hình canh tác sen (hoặc sen kết hợp) có mức độ đa dạng loài cao hơn so với mô hình canh tác lúa truyền thống. Lợi nhuận của mô hình lúa 3 vụ chỉ đạt khoảng 60 triệu đồng/ha/năm, thấp hơn nhiều so với mô hình sen kết hợp du lịch có lợi nhuận cao nhất khoảng 292 triệu/ha/năm. Khả năng trữ nước của mô hình sen cao hơn gấp đôi so với mô hình canh tác lúa 3 vụ. Tuy nhiên, để nhân rộng các mô hình sen thì cần phải có kế hoạch quản lý dài hạn.
Keywords