Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jun 2016)

Ảnh hưởng của thời gian gây sốc oxy, nhiệt độ và độ mặn đến sinh sản của artemia (Artemia franciscana)

  • Nguyễn Văn Hòa,
  • Phạm Nguyễn Huyền Trinh

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2016.021
Journal volume & issue
no. 42

Abstract

Read online

Nghiên cứu nhằm tìm ra thời gian gây sốc oxy, nhiệt độ và độ mặn thích hợp để kích thích Artemia đẻ trứng. Nội dung nghiên cứu gồm: (i) Ảnh hưởng của thời gian gây sốc oxy (tắt sục khí 30, 60, 90 phút) và (ii) ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ (26; 30; 34oC) và độ mặn (40; 60; 80 ppt) đến phương thức sinh sản và sinh trắc trứng bào xác Artemia. Kết quả thí nghiệm (TN) cho thấy, tổng phôi/con cái của Artemia, cao nhất ở nghiệm thức đối chứng (ĐC) (708 phôi), khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức (NT) gây sốc oxy 30 phút (695 phôi), thấp nhất là NT gây sốc oxy 90 phút (512 phôi). Tuy nhiên, nghiệm thức gây sốc oxy 30 phút có tổng cyst/con cái cao nhất (244 cyst/con); nghiệm thức ĐC thấp nhất (69,8 cyst/con). Đường kính trứng và đường kính phôi ở nghiệm thức ĐC cao nhất (231,5 µm và 201,5 µm), thấp nhất ở NT gây sốc oxy 30 phút (221,1 µm và 195,1 µm; tương ứng). Trong TN 2, nghiệm thức nhiệt độ 26oC và các độ mặn khác nhau (40; 60; 80 ppt) Artemia có tỷ lệ sống cao nhất (84,0-91,8%), ở NT nhiệt độ 34oC và cùng độ mặn, tỷ lệ sống Artemia trung bình dao động từ 36,8-41,8%. Tổng phôi và tổng cyst/con cái ở NT nhiệt độ 26oC và độ mặn 80 ppt cao nhất (814 phôi/con và 326 cyst/con); thấp nhất ở NT nhiệt độ 34oC và độ mặn 80 ppt (83,9 phôi/con và 14,0 cyst/con). Nhiệt độ 26oC kết hợp với độ mặn 80 ppt là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và sinh sản của Artemia.

Keywords