Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jul 2018)

Khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất giống cua biển (Scylla paramamosain) ở Đồng bằng sông Cửu Long

  • Trần Ngọc Hải,
  • Phạm Quang Vinh,
  • Lê Quốc Việt

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2018.022
Journal volume & issue
Vol. 54, no. CĐ Thủy sản

Abstract

Read online

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất giống cua biển ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2017 thông qua việc phỏng vấn trực tiếp tại 34 trại sản xuất cua giống ở 3 tỉnh khu vực ĐBSCL gồm: Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Kết quả khảo sát cho thấy, diện tích trung bình của các trại sản xuất cua giống là 516±1.096 m2, tổng thể tích bể ương là 234±416 m3, thể tích trung bình mỗi bể ương là 4±2 m3 và sản xuất trung bình 6±2 đợt/năm. Trong các trại được khảo sát có 32,4% tự nuôi vỗ cua mẹ và 67,6% mua cua ôm trứng. Mật độ ương ấu trùng trung bình 395±141 con/L, sau 9±2 ngày ương thì tiến hành san thưa với mật độ 82±31con/L. Trung bình sau 25±1 ngày ương, tỉ lệ sống của cua đạt 4,6% (2,3-7,7%), năng suất trung bình 5.492±2.500 con/m3 và sản lượng đạt 1,29±2,22 triệu con/đợt. Trong 34 trại được khảo sát, trại có lợi nhuận chiếm 91,2% và 8,8% còn lại là lỗ vốn. Đối với các trại có lợi nhuận, tổng chi phí trung bình là 23,4 triệu đồng/cua mẹ/đợt (228,7±92,9 triệu đồng/trại/đợt) và lợi nhuận bình quân 9,5 triệu đồng/cua mẹ/đợt (89,0±167,2 triệu đồng/trại/đợt), tương ứng với tỉ suất lợi nhuận là 0,41±0,27. Đối với các trại lỗ vốn thì lỗ từ 1,9 – 4,2 triệu đồng/cua mẹ/đợt (7,4 – 16,9 triệu đồng/trại/đợt).

Keywords