Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Nov 2014)

XỬ LÝ RƠM RẠ TRÊN ĐỒNG RUỘNG BẰNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG VỤ XUÂN - HÈ TA?I HUYÊ?N CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

  • Nguyễn Xuân Dũ,
  • Nguyễn Thị Kim Phước,
  • Trương Thị Nga

Journal volume & issue
no. CĐ Nông nghiệp

Abstract

Read online

Đề tài ?Xử lý rơm rạ trên đồng ruộng bằng chế phẩm sinh học trong vụ Xuân - Hè ta?i huyê?n Cái Bè, tỉnh Tiền Giang? được thực hiện với mục tiêu (i) Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm sinh học đến quá trình xử lý rơm rạ trên đồng ruộng; (ii) Khảo sát thành phần hóa học đất nhằm đánh giá vai trò của chế phẩm sinh học. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại: 1) đốt rơm theo người dân; 2) xới rơm vào đất; 3) rơm + chế phẩm Biomix; 4) rơm + chế phẩm Trichomix-DT; 5) rơm + chế phẩm AT compost. Kết quả thí nghiệm cho sau thời gian thí nghiệm rơm phân hủy đạt 72,01 - 73,11% trọng lượng rơm còn lại ở nghiệm thức vùi rơm với chế phẩm Biomix, Trichomix-DT và ATcompost trung bình là (26,89% ? 27,99%) và nghiệm thức không chế phẩm (34,39%). Tỉ số C/N của rơm khi dùng Trichomix-DT thấp nhất (40,27). Thời gian phân hủy rơm rạ của Biomix là 50 ngày, Trichomix-DT và AT là 60 ngày và không dùng chế phẩm là 70 ngày. Hàm lượng Ndễ tiêu của rơm với Trichomix-DT cao nhất (23,70 mg/kg). Chế phẩm Biomix, Trichomix-DT và AT compost có triển vọng ứng dụng xử lý rơm rạ, bên cạnh Trichomix-DT và AT compost khi sử dụng có thể bổ sung chất dinh dưỡng (đạm, lân) và cải thiện C/N cho đất.

Keywords