Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Dec 2015)
NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC CÓ HIỆU QUẢ CHO VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA U MNH HẠ, HUYỆN U MINH, TỈNH CÀ MAU
Abstract
Đề tài được thực hiện với mục tiêu đánh giá và đề xuất các mô hình canh tác có hiệu quả về mặt kinh tế nhằm cải thiện đời sống, đồng thời cho thấy tầm quan trọng của nguồn tài nguyên mà hệ sinh thái đã đem đến cho người dân, qua đó nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Đề tài sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp nông hộ để thu thập số liệu về thực trạng sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trong vùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tình hình kinh tế, xã hội trong vùng còn kém phát triển, đa phần người dân là nông dân nghèo, thiếu vốn sản xuất, ít tư liệu sản xuất, trình độ học vấn còn thấp, tập quán và kỹ thuật canh tác lạc hậu, chưa áp dụng nhiều các tiến bộ khoa học kỹ thật vào sản xuất. Qua khảo sát cho thấy trong vùng có 7 mô hình canh tác như sau: (1) mô hình lúa 1 vụ; (2) mô hình lúa 2 vụ, (3) mô hình trồng chuối; (4) mô hình lúa – chuối, (5) mô hình lúa - chuối - cá; (6) mô hình trồng dây thuốc cá và (7) mô hình trồng tràm. Theo kết quả tính toán có 3 mô hình có hiệu quả kinh tế cao và ít tác động đến môi trường được lựa chọn đề xuất là mô hình chuối, mô hình lúa - chuối và mô hình lúa - chuối - cá với lợi nhuận tương ứng là 35,1 triệu đồng/ha/năm, 39,4 triệu đồng/ha/năm và 37,8 triệu đồng/ha/năm.