Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jun 2015)

Phân tích chuỗi giá trị ớt tỉnh Đồng Tháp

  • Võ Thị Thanh Lộc,
  • Huỳnh Hữu Thọ,
  • Lâm Huôn,
  • Nguyễn Phú Son,
  • Nguyễn Thị Thu An,
  • Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt,
  • Lê Trường Giang

Journal volume & issue
no. 38

Abstract

Read online

Đồng Tháp là tỉnh sản xuất ớt lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long (2.677 ha). Ớt Đồng Tháp được sản xuất tập trung ở huyện Thanh Bình, là sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao về độ cay so với trồng ở các vùng khác. Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề liên quan đến khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ ớt. Nghiên cứu dựa vào lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky & Morris (2001), phương pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ Eschborn (2007), nâng cao thị trường cho người nghèo (M4P, 2008) và sự tham gia của các tác nhân tham gia chuỗi. Mục tiêu nghiên cứu bao gồm (1) Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ ớt tỉnh Đồng Tháp, (2) Phân tích chuỗi giá trị ớt và (3) Đề xuất các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị ớt nhằm giúp các nhà hỗ trợ các cấp có đủ cơ sở xây dựng các chính sách và giải pháp phù hợp hơn để tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững chuỗi ngành hàng từ tập trung cải tạo giống, sử dụng phân hữu cơ và nghiên cứu nước sấy ớt sử dụng thay thuốc bảo vệ thực vật; Khâu sản xuất cần phát triển liên kết sản xuất qui mô lớn, nâng cao chất lượng và kết nối đầu ra; Khâu tiêu thụ cần tăng cường ớt cấp đông và sấy khô xuất khẩu chất lượng cao, giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Keywords