Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Oct 2014)
THỰC TRẠNG ĐẶT CÂU HỎI TRONG LỚP HỌC CỦA GIẢNG VIÊN KHOA SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Abstract
Nghiên cứu này được thực hiện ở Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơvà có hai mục đích. Một là xác định số lượng câu hỏi trung bình được đặt ra trong một tiết học. Hai là khảo sát những loại câu hỏi được đặt ra. Việc phân loại câu hỏi trong khảo sát này lấy thang phân loại câu hỏi Bloom (1956) làm cơ sở. Theo đó có 6 mức độ tư duy là “Biết”, “Hiểu”, “Áp dụng”, “Phân tích”, “Tổng hợp”, và “Đánh giá”. Nghiên cứu này dựa trên 60 tiết quan sát lớp học để ghi lại những câu hỏi mà các giảng viên đặt ra. Những giảng viên này được lựa chọn ngẫu nhiên và đến từ hầu như tất cả các bộmôn của Khoa Sư phạm. Đểđối chiếu với kết quả quan sát lớp học trước đó, nghiên cứu còn bao gồm 20 cuộc phỏng vấn trực tiếp từng người với 20 sinh viên ngẫu nhiên của khoa Sư phạm, để từđó rút ra những kết luận đúng đắn. Những kết quả nghiên cứu cho thấy rằng số lượng câu hỏi trung bình trong một tiết học là 10.33 và hai loại câu hỏi “Biết” và “Hiểu” được đặt ra nhiều hơn so với những loại câu hỏi khác trong lớp học. ...